Phần nội dung nghe ở Part 4 TOEIC Listening tương đối khó hơn so với Part 3, nhưng câu hỏi ở Part 4 không có nhiều “bẫy” như ở Part 3.
Ở Part 4 TOEIC Listening, có nhiều trường hợp bạn chọn đúng đáp án dù
không hiểu được bài nói một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng giống như ở
Part 3, bạn cần đọc được câu hỏi và các đáp án cho sẵn để có được trọng
tâm khi bắt đầu nghe.
1. Đọc trước câu hỏi và các đáp án cho sẵn.
2. Chú ý mối quan hệ giữa câu hỏi và nội dung bài nói.
3. Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ mà bạn nghe được nhất.
I. Các loại câu hỏi thường gặp trong Part 4 TOEIC Listening:
1. Hỏi về cái gì ?
Trong 3 câu hỏi của mỗi bài nói ngắn thì có 1 câu hỏi là về nội dung
chính và 2 câu còn lại là về nội dung chi tiết. Để tiết kiệm thời gian
đọc câu hỏi và các đáp án cho sẵn, bạn nên ghi nhớ từng loại câu hỏi
thường gặp.
2. Hỏi như thế nào?
Câu hỏi có khi về suy
luận (inference), có khi tập trung vào tính chính xác của thông tin
được đề cập trong bài. Nếu câu hỏi là về suy luận thì những cách diễn
đạt khác (paraphrasing) thường được sử dụng; nếu câu hỏi nghiêng về tính
chính xác của thông tin thì từ hay câu đã được trình bày trong bài nói
sẽ được giữ nguyên trong đáp án.
II. Nội dung thường gặp trong Part 4 TOEIC Listening:
Có 7 nhóm nội dung thường được dùng trong Part 4, và mỗi nhóm sẽ có những dạng câu hỏi đặc trưng riêng:
- Announcement (hướng dẫn, thông báo)
- Advertisement (quảng cáo)
- Report (báo cáo, tường thuật)
- Recorded message (tin nhắn ghi âm)
- Flight and Airport Announcement (thông báo ở sân bay/ trên máy bay)
- Broadcast (chương trình phát thanh/ truyền hình)
- Talk (diễn thuyết, tọa đàm)
III. Hệ thống cách chinh phục nhanh trong Part 4 TOEIC Listening:
+ Hệ thống 1: Đọc thật nhanh câu hỏi và đáp án cho sẵn.
Bạn nên đọc trước câu hỏi và các câu trả lời cho sẵn. Mỗi bài nói có 3
câu hỏi và mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn. Việc đọc trước như thế này sẽ giúp
bạn định hướng rất tốt khi nghe. Tuy nhiên, nếu không đủ thời gian để
đọc tất cả thì ít nhất bạn nên đọc phần câu hỏi.
Bạn nên tận dụng thời gian kiểm tra lỗi và thời gian đọc phần hướng dẫn (directions) để xem trước câu hỏi.
Thật ra, kỹ năng đọc hiểu cũng rất quan trọng trong Part 4. Nếu bạn đọc
và hiểu câu hỏi nhanh chóng thì bạn sẽ nghe tốt hơn. Trên thực tế, có
nhiều trường hợp thí sinh nghe rất tốt nhưng do không hiểu đúng câu hỏi
nên cũng chọn đáp án sai.
Ví dụ: Who is the speaker addressing?
Câu này hiểu đúng là Người nói đang nói với ai?.
Nếu bạn hiểu câu này là Ai đang nói chuyện thì chắc chắn bạn sẽ chọn đáp án sai.
+ Hệ thống 2: Tập trung nghe phần có thông tin cần thiết.
Thứ tự của câu hỏi không giống với thứ tự của nội dung được nói đến
trong bài. Do đó, khi bắt đầu nghe bạn nên đảo mắt qua các câu hỏi thật
nhanh để xem phần đang nghe tương ứng với câu hỏi nào.
Chính
những từ ngữ trong câu hỏi là những gợi ý giúp bạn nghe bài nói tốt hơn.
Trong rất nhiều trường hợp, từ, cụm từ và cách diễn đạt trong câu hỏi
lại được dùng trong bài nói. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người
ta dùng từ và cách diễn đạt khác nhưng có cùng ý nghĩa với những gì được
trình bày trong bài nói.
+ Hệ thống 3: Đáp án đúng thường có từ hoặc cụm từ gần với từ hoặc cụm từ bạn nghe được nhất.
Đây chỉ là xu hướng chung trong cách ra câu hỏi của Part 4. Dĩ nhiên,
xu hướng này không đúng trong mọi trường hợp, do đó bạn nên hết sức cẩn
thận.
+ Hệ thống 4: Cách chinh phục từng dạng bài.
Nghe kỹ những thông tin đặc biệt như chữ số, thời gian, ngày trong tuần,
số tiềm… Bạn nên nhớ là những thông tin này có thể được chuyển đổi
thành một dạng khác ở đáp án. Đa số các câu hỏi về nội dung chính đều có
một hoặc nhiều từ khóa nằm ở phần đầu của bài nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Cám ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của mình nhé!